Chúng ta đều biết rõ việc dùng các loại thuốc trị rối loạn tiền đình thường đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo người bệnh nên áp dụng các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhẹ để vừa trị bệnh hiệu quả vừa đảm bảo an toàn sức khỏe.
TOP 10 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả nhất
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh cũng như khá nguy hiểm cho cơ thể người bệnh. Đây là tình trạng não bị tổn thương trong khu vực tai trong và mạch máu có khả năng nuôi dưỡng não, từ đó gây rối loạn chức năng tiền đình. Bệnh lý này đặc trưng với một số triệu chứng như chóng mặt, ù tài, choáng váng, đau đầu, buồn nôn…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cũng như mức độ bệnh của mỗi người là khác nhau nên không có phương pháp điều trị cố định, thay vào đó được cá nhân hóa tùy theo từng trường hợp. Và trong rất nhiều biện pháp chữa bệnh thì cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà luôn được các chuyên gia khuyến khích áp dụng, đặc biệt với những trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng.
Ưu điểm của các biện pháp này là có thể áp dụng lâu dài, ít hoặc hầu như không gây tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với nhiều đối tượng. Hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng, giảm chóng mặt, tăng cường trí não và bảo vệ hệ thần kinh phòng ngừa tái phát. Và đây là 10 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả bạn không nên bỏ qua:
1. Ngâm chân bằng nước nóng
Thực hiện ngâm chân bằng nước nóng là một trong các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà cực kỳ hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Vì theo các chuyên gia, chân là nơi tập trung các huyệt đầu của nhiều dây thần kinh quan trọng trong cơ thể. Nước nóng sẽ giúp dẫn hỏa quy nguyên, kéo hỏa đi xuống, từ đó làm giảm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu cùng nhiều chứng hư tỏa khác.

Cách thực hiện
- Khi ngâm chân nên dùng nước nóng với nhiệt độ từ 40 – 45 độ C, đây là nhiệt độ vừa đủ để bạn ngâm chân mà không bị bỏng.
- Mỗi lần ngâm khoảng 20 – 30 phút với tần suất 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.
2. Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên
So với thuốc Tây thì phương pháp chữa trị rối loạn tiền đình bằng thảo dược tự nhiên tương đối an toàn hơn và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Một số loại dược liệu tốt cho người bị rối loạn chức năng tiền như:
- Rễ đinh lăng: Rễ cây đinh lăng là dược liệu có tác dụng an thần, dưỡng não và lưu thông khí huyết tốt, nhờ vậy mà có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng suy giảm chức năng hệ thống tiền đình. Loại thảo dược này còn rất giàu vitamin khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Người bệnh có thể dùng rễ đinh lăng để sắc lấy nước hoặc ngâm rượu dùng đều được.
- Ngải cứu: Ngải cứu được biết đến với tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, kích thích máu tuần hoàn lên não hiệu quả. Chính vì vậy, các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu, hay choáng váng, người nôn nao khó chịu… sẽ được cải thiện rõ rệt khi bạn sử dụng loại dược liệu này. Để đạt hiệu quả chữa rối loạn tiền đình cao nên kết hợp ngải cứu với lá khuynh diệp và lá bưởi nấu sôi và xông hơi.
- Hoa cúc khô: Hoa cúc khô là loại dược liệu vô cùng lành tính rất tốt cho não bộ, giúp xoa dịu, giảm căng thẳng, lo âu và giảm stress, an thần nhờ hoạt chất apigenin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên. Người bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày 1 ly, đặc biệt khi bùng phát cơn chóng mặt, đau đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt là biện pháp chữa rối loạn tiền đình cực kỳ hiệu quả không cần dùng thuốc bất kỳ người bệnh nào cũng nên áp dụng. Những động tác xoa bóp, bấm huyệt tác động vào cột sống giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn đầu óc hơn, giảm chóng mặt, đau đầ, giúp người bệnh lấy lại những sinh hoạt bình thường và hầu như không gây ra tác dụng phụ.

Một số động tác xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng rối loạn tiền đình hiệu quả như:
- Chải đầu bằng tay: Dùng các ngón tay chải theo hướng ngang và thẳng kết hợp kéo nhẹ chân tóc để tác động lực lên đầu.
- Vỗ đầu: Chập hai bàn tay vào nhau và dùng lực vừa phải chặt xuống vùng đầu của người bệnh.
- Gõ đầu: Dùng các đầu ngón tay gõ liên tục xung quanh đầu theo hình vòng tròn với chiều ngược nhau.
- Bóp đầu: Đặt ngón cái lên vị trí huyệt cần xoa bóp, các ngón còn lại ôm sát vào đầu và thực hiện xoa bóp từ dưới lên trên một cách nhịp nhàng.
- Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí chân tóc và thái dương theo hình lò xo để tìm điểm đau. Nếu ấn vào điểm đau này khiến người bệnh khó chịu thì chỉ cần ấn nhanh từ 30 – 60 giây. Còn nếu khi ấn vào điểm đau lại thấy dễ chịu thì có thể ấn nhẹ nhàng lại trong vòng 2 – 3 phút.
- Một số động tác khác: Ngoài ấn, day thì người bệnh cũng có thể thực hiện xoa bóp vùng sau gáy, xoa 2 ổ mắt, xoa tai, xoa đỉnh đầu…
4. Châm cứu
Nếu như phương pháp dùng thuốc trị rối loạn tiền đình chỉ tập trung điều trị cải thiện triệu chứng thì điều trị bằng phương pháp châm cứu theo y học cổ truyền được đánh giá cao khi đem lại nhiều công dụng và lợi ích hơn. Châm cứu tác động vào căn nguyên gây bệnh một cách toàn diện, phù hợp với thể trạng sức khỏe và cơ địa của người bệnh.
Theo Đông y, chứng rối loạn tiền đình còn được gọi là Huyễn vựng hay Huyễn vậng. Và theo ghi chép trong sách của Lương y Hy Lãn Hoàng Văn Vinh, liệu pháp châm cứu được hiện cụ thể như sau:
- Chứng Huyễn vậng do can phong hỏa động: Châm tả vào các huyệt vị: Đởm du, Hiệp khê, Can du, Hành gian, Thái dương, Phong trì – ấn đường. Huyệt dự trữ gồm Phong môn, Hợp cốc và Thái xung.
- Chứng Huyễn vậng do can thận thiếu thốn: Châm huyệt vị Thần định, Can du, Cửu bách hội, Thận du, Ấn đường, Thái dương và Túc tam lý. Huyệt dự trữ gồm Quan nguyên, Huyết hải, Cứu bổ, Khí hải, Tam âm giao, Dũng quyền.
- Chứng Huyễn vậng do đờm hỏa: Châm huyệt vị Hợp cốc, Thượng tinh, Phong trì, Thái dương (trích máu), Phong long. Huyệt dự trữ gồm Túc tam lý và Trung quản.
- Chứng Huyễn vậng do khí huyết hư: Châm bổ hoặc cứu bổ vào các huyệt vị gồm Khí hải, Can du, Túc tam lý, Tỳ du, Quan nguyên, Huyết hải, Bách hội, Trung oản, Thiên trụ. Huyệt dự trữ gồm Hành gian, Ấn đường, Thái khê.
Lưu ý: Người bệnh phải chọn những bệnh viện hoặc cơ sở y học cổ truyền lớn, có tiếng để thực hiện. Vì châm cứu đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cao, nếu thực hiện sai cách sẽ rất dễ gây ra các rủi ro ngoài ý muốn.
5. Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Đây là một trong những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích thực hiện mỗi ngày. Các bài tập này sẽ được chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn nhằm mục đích giảm triệu chứng chóng mặt, phục hồi chức năng tiền đình, duy trì sự thăng bằng của cơ thể khi đi lại, cử động, hoạt động…
Một số bài tập mà người bệnh rối loạn tiền đình có thể áp dụng như:
Bài tập mắt: Giúp cải thiện khả năng tập trung và tầm nhìn nhất định vào một chủ thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người, nhìn thẳng về phía trước và tập trung hướng mắt vào một vật nào đó ở ngang tầm mắt.
- Bước 2: Di chuyển đầu từ bên trái sang phải, từ phải sang trái trong khi mắt vẫn tập trung nhìn vào vật thể ban đầu. Lưu ý làm chậm để tránh gây chóng mặt, đau đầu.
- Bước 3: Thực hiện liên tiếp trong vòng 1 phút để não tâp làm quen và thích ứng. Kiên trì thực hiện 3 – 5 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài tập Romberg: Giúp giảm chóng mặt, phục hồi khả năng thăng bằng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau và hai tay buông thẳng sát vào người.
- Bước 2: Nhắm hai mắt và giữ yên tư thế này khoảng 30 giây, có thể đưa 2 tay về phía trước.
- Lưu ý bạn nên chọn vị trí gần vách tường vì bài tập này rất dễ gây ngã.
Bài tập lắc lư sang hai bên: Giúp phục hồi chức năng tiền đình để người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng thăng bằng cho cơ thể.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người trong tư thế hai chân dang rộng bằng vai, tay buông sang hai bên.
- Bước 2: Di chuyển toàn thân sang bên trái để dồn lực lên chân trái, sau đó đổi sang phải và không được nhấc gót chân lên. Thực hiện từ từ chậm rãi, khi đã quen có thể tăng tốc độ lên để tạo thành tư thế lắc lư.
6. Tập vỗ tay
Với những người bệnh rối loạn tiền đình với triệu chứng chóng mặt không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải dùng thuốc. Thay vào đó người bệnh chỉ cần áp dụng phương pháp tập vỗ tay là đã đủ để phục hồi chức năng tiền đình. Động tác vỗ tay giúp kích thích lưu thông khí huyết, bồi bổ máu nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng và hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng vai và dùng 10 đầu ngón chân bám chắc trên nền nhà.
- Bước 2: Từ từ đưa hai tay ra phía trước để tạo thành một góc 30 độ sao cho hai lòng bàn tay song song với mặt sàn và các ngón tay khép kín.
- Bước 3: Vẫy thật mạnh hai tay ra phía sau, phải làm thật hết sức mình đồng thời hậu môn nhíu lại và thót lên, như vậy mới được tính là 1 lần vẫy.
- Lưu ý trong lúc tập người bệnh cần phải ngậm kín miệng, lưỡi cong lên chạm nướu của răng hàm trên, hai mắt luôn nhìn thẳng.
- Thực hiện khoảng 2 lần/ ngày, tập khi bụng rỗng và tập cho đến khi mệt thì ngưng lại.
7. Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh
Các chuyên gia cho biết người bị rối loạn tiền đình cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ khắc phục các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, giảm nguy cơ căng thẳng vì thiếu máu não và phòng ngừa đột quỵ do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Sau đây là một số loại thực phẩm tốt người bệnh không nên bỏ qua:

- Nhóm thực phẩm giàu acid folic: Có khả năng khắc phục các rối loạn chức năng của hệ thống tiền đình, phục hồi khả năng duy trì cân bằng trong đi lại, hoạt động. Điển hình như bông cải xanh, măng tây, súp lơ, đậu bắp, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu xanh, đậy đen…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: Giúp duy trì sự khỏe mạnh cho hệ thống thần kinh. Một vài loại quen thuộc như cá béo, thịt gà không da, rau bina, cà chua, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bí ngô, các loại đậu, hạt, quả óc chó, bơ, táo, chuối, đu đủ, cam…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Đây là loại vitamin rất quan trọng đối với người bệnh rối loạn tiền đình có khả năng khắc phục biến chứng xơ cứng tai. Một vài loại thực phẩm nên bổ sung như trứng, cá, sữa, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, nấm, ngũ cốc…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Điển hình như các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, súp lơ xanh, các loại rau cải xoăn, dâu tây, ổi, ớt chuông, đu đủ…
Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm có lợi trong việc chữa trị rối loạn tiền đình tại nhà thì người bệnh cũng cần ghi nhớ thêm một vài lưu ý khác trong vấn đề ăn uống gồm:
- Kiêng các loại thực phẩm chế biến nhiều đường, nhiều muối, nhiều bột ngọt, dư thừa chất béo, đạm vì sẽ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…
- Không ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn…
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, socola…
- Không bỏ bữa, không ăn tối quá muộn và không ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa.
- Ăn uống điều độ và vừa phải, đảm bảo bổ sung đủ các chất cần thiết, không nên dư thừa quá mức vì sẽ dễ gây tăng cân, béo phì dễ bị uể oải, mệt mỏi và làm tăng nặng các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Uống đủ 1 – 2 lít nước/ ngày tùy theo từng người, thay đổi nhiều loại nước khác nhau để tăng khẩu vị gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa…
8. Các món ăn giúp chữa rối loạn tiền đình
Để cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền đình mà không cần dùng thuốc, người bệnh hãy bổ sung ngay các món sau đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình:

- Óc heo hấp lá ngải cứu: Theo các nghiên cứu, óc heo rất giàu khoáng chất, có vị ngọt, tính hàn với tác dụng giảm đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, giúp máu thông lên não, nhờ đó phục hồi chức năng tiền đình hiệu quả. Món này nên ăn nóng và ăn liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
- Canh sườn non lá đinh lăng: Đinh lăng vốn có khả năng hoạt huyết dưỡng não, hỗ trợ chức năng tiền đình thực hiện tốt quá trình tiếp nhận thông tin và phối hợp hoạt động. Đồng thời, sử dụng lá đinh lăng còn giúp giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện trí nhớ, khắc phục rối loạn tiền đình và bồi bổ chống suy nhược cơ thể.
- Chè nhãn hạt sen: Long nhãn và hạt sen là hai vị thuốc quý trong Đông y có vị ngọt, tính ôn với khả năng bồi bổ khí huyết, ích tâm kiện tỳ, an thần, giảm stress, cải thiện trí nhớ và khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả. Món này có thể ăn lạnh để đem lại cảm giác thanh mát.
- Ngoài ra, món canh mộc nhĩ thịt xay, óc heo trứng gà rán… cũng là những món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả, đơn giản dễ làm tại nhà bạn không nên bỏ qua.
9. Điều chỉnh thói quen sống khoa học
Những thói quen sống hằng ngày của bạn hoàn toàn có thể gây tác động đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình. Vì vậy, chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt, từ bỏ các thói quen xấu sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Cứ sau khoảng 1 – 2 tiếng ngồi làm việc nênn đứng dậy đi lại khoảng 5 – 10 phút để giúp giảm bớt phần nào mức độ và tần suất chóng mặt, mệt mỏi. Đồng thời, hướng ánh mắt ra xa để giảm căng thẳng cho não bộ, thần kinh.
- Ngay khi cơn chóng mặt ập đến khiến cả người lảo đảo, mất thăng bằng hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi tại chỗ.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày, nên ưu tiên những bộ môn vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh…
- Khi ngủ nên kê gối cao vừa phải để giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn trong suốt cả đêm.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày, tuyệt đối thức khuya trong thời gian dài vì theo nghiên cứu những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn.
- Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, lao lực quá độ trong thời gian dài để ngăn chặn các diễn tiến nặng hơn của bệnh.
10. Yoga trị rối loạn tiền đình
Yoga là bộ môn thể dục thể thao đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt nó còn là một trong những phương pháp chữa rối loạn tiền đình tại nhà cực kỳ hiệu quả mà không cần phải sử dụng đến 1 viên thuốc nào.

- Điều chỉnh huyết áp, nhịp tim và tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể.
- Điều hòa hệ thống tuần hoàn mạch máu nhằm cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn;
- Tăng cường sự tập trung của trí não, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng;
- Tăng thông khí phổi, giảm thiểu lượng khí cặn và cải thiện chức năng tuần hoàn phổi;
- Nhờ đó giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tăng khả năng phối hợp các bộ phận khi di chuyển;
- Các động tác yoga mềm mại giúp rèn luyện sự dẻo dai cho các khớp, tăng cường cơ bắp cũng như khả năng chịu đựng của các cơ.
- Đồng thời, xoa dịu các tổn thương làm giảm chức năng nội tạng, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Một số bài tập yoga được các chuyên gia khuyến khích người bệnh rối loạn tiền đình thực hiện thường xuyên như:
- Động tác gập người về phía trước: Được thực hiện trong tư thế đứng cúi gập người và bắt chéo chân. Động tác này giúp cải thiện cảm giác cân bằng, khả năng tập trung và kéo căng các cơ hông, đùi, vai, bắp chân, lưng trên;
- Động tác quỳ gối và duỗi cơ hông: Được thực hiện trong tư thế quỳ một chân trên mặt đất sao cho lực được dồn xuống chân quỳ gối. Động tác này giúp xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng và tăng cường sức mạnh cho cánh tay, chân;
- Động tác lướt sóng: Được thực hiện trong tư thế mở rộng chân trái, chân phải quỳ gối và hai tay sải rộng. Động tác này giúp cơ thể lấy lại cảm giác cân bằng và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ tay, chân, bụng…
Một số điều cần lưu ý khi thực hiện các cách trị rối loạn tiền đình tại nhà
Hầu hết các cách trị rối loạn tiền đình tại nhà đều không có liên quan đến việc dùng thuốc nên rất lành tính, an toàn cho sức khỏe và cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng có thể áp dụng được và trước khi thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.
- Các cách chữa bệnh tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị chuyên sâu. Vì vậy, để đạt kết quả chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để có những hướng dẫn phù hợp.
- Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình cần cân nhắc hỏi ý kiến chuyên gia nếu muốn kết hợp với các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên. Vì có nhiều loại thuốc dễ bị tương tác với chất có trong dược liệu gây ra rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Hết sức thận trọng nếu áp dụng các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà cho những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áo, tim mạch, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Kiên trì chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến kết quả trị bệnh khả quan, Vì hầu hết các biện pháp được nhắc đến trong bài viết đều xuất phát từ tự nhiên hoặc chính lối sống của người bệnh, nếu không kiên trì áp dụng sẽ rất khó để có được hiệu quả.
- Kết hợp thăm khám định kỳ thường xuyên để được theo dõi tình trạng bệnh, sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời.
Trên đây là 10 mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà không cần dùng thuốc giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng tiền đình nhẹ. Đối với người bệnh bị rối loạn tiền đình nghiêm trọng và mong muốn điều trị dứt điểm bệnh cần áp dụng thuốc cùng phương pháp bài bản hơn. Trong đó, thuốc Y học cổ truyền là lựa chọn ưu tiên của đa số người bệnh, chuyên gia khuyên dùng.
Ngủ Ngon Hoapharm Plus Được phân phối bởi Hoapharm – Công ty TNHH Hoàng Hương được tạo nên từ nguồn dược liệu đảm bảo an toàn, chất lượng cho sản xuất từ 100% dược liệu thiên nhiên,… chính là nền tảng vững chắc để các sản phẩm tiếp tục được khách hàng tin tưởng và ưa chuộng.
Chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại đây
Hotline: 1800.0063
Sản phẩm được sản xuất và đóng gói bởi Công ty TNHH Dược Phẩm Amepro Việt Nam (Thôn Ngọc, Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên)
Phân phối bởi Công ty TNHH Hoàng Hương HOAPHARM (BT1 D3 – Khu Đô Thị Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội)